Kính xây dựng – Ứng dụng của kính xây dựng trên thị trường hiện nay
image
29.05 2021

Kính xây dựng là một trong những loại vật liệu sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Nó có mục đích sử dụng khác nhau và chức năng khác nhau. Đi kèm với sự phát triển không ngừng nghỉ của ngành xây dựng thì kính xây dựng cũng trải qua nhiều giai đoạn đi lên. Để phân loại kính xây dựng người ta thường phân chia theo phương pháp sản xuất.

Định nghĩa thủy tinh: Thủy tinh là vật liệu vô định hình được hình thành khi làm nguội các hợp chất vô cơ từ pha lỏng với vận tốc làm nguội đủ lớn để không hình thành cấu trúc tinh thể.

  1. Phương pháp cán (kính cán)

Đây là một phương pháp sản xuất kính khá cũ. Với nguyên lý hoạt động như sau: Thủy tinh lỏng sẽ được cán mỏng bằng cách đi qua khe hở giữ hai trục cán. Hai trục cán được làm bằng hợp kim chịu nhiệt độ cao quay chiều ngược nhau. Điều này làm cho phôi kính bị biến dạng dẻo ở khe hở. Kết quả là chiều dày của phôi giảm xuống, chiều dài tăng lên rất nhiều. Để điều chỉnh độ dày của kính thành phẩm người ta chỉ cần điều chỉnh khoảng cách của khe hở.

Nhược điểm phương pháp này là độ bằng phẳng bề mặt không đồng đều.

Phương pháp cán gồm có:

+ Cán gián đoạn: chỉ dùng để sản xuất các tấm thủy tinh đặc biệt. Chẳng hạn như thủy tinh quang học, thủy tinh màu, thủy tinh đục.

+ Cán liên tục: dùng để sản xuất các tấm thủy tinh trong suốt (kính xây dựng), kính in hoa, kính có cốt thép với năng suất lớn.

  1. Phương pháp kéo đứng (kính kéo)

Kéo là một quá trình gia công bằng áp lực, trong đó phôi kính được kéo dài thẳng đứng từ trên xuống. Cũng như phương pháp cán. Kính kéo đứng cũng có một số nhược điểm hạn chế. Hiện nay phương pháp này đã không còn sử dụng trên thị trường hiện nay.

  1. Phương pháp kéo nổi (kính nổi)

Năm 1960 ngành công nghệ sản xuất kính nổi ra đời và được sử dụng đến ngày nay. Đây là phương pháp sản xuất hiện đại nhất tính đến thời điểm này. Với phương pháp này dựa vào tỷ trọng của thủy tinh nhẹ hơn thiếc lỏng. Điều này giúp thủy tinh lỏng nổi trên bề mặt thiếc lỏng. Sức căng bề mặt giúp thủy tinh dàn trải đều trên mặt thiếc nên kính được sản xuất từ phương pháp này khắc phục được tình trạng mặt thủy tinh không bằng phẳng của những phương pháp cũ.

Với sản phẩm sản xuất từ phương pháp kéo nổi bao gồm có kính màu trà, màu xanh lục, kính trắng và kính siêu trắng. Hiện nay hai dòng kính màu trà và màu xanh lục đã ngưng sản xuất ở một vài công ty. Chủ yếu sản xuất kính trắng và kính siêu trắng. Bởi vì hiện nay công nghệ phủ màu đang được ứng dụng rộng rãi với nhiều màu sắc phong phú hơn. Với dòng kính siêu trắng thì yêu cầu về nguyên liệu đầu vào nghiêm ngặt hơn. Vì vậy nên giá thành cao hơn đáp ứng nhu cầu cho các công trình dự án với tiêu chuẩn cao và nghiêm ngặt. Phôi kính trắng và siêu trắng đã được ứng dụng và gia công thành nhiều loại sản phẩm đa dạng như:

Kính phản quang

Là loại kính phẳng được phủ lên bề mặt một lớp phản quang bằng oxit kim loại. Có tác dụng giúp ngăn cản tia UV và cân bằng ánh sáng Mặt trời. Ánh nắng chiếu vào không hấp thụ được vào bên trong mà phản chiếu ra phía ngoài.

kính phản quangHình ảnh kính phản quang

Kính cường lực

Đây là loại kính xây dựng thông thường, hay bất kể loại kính nào muốn tăng độ bền. Kính được tôi luyện ở nhiệt độ khoảng 700oC và làm nguội nhanh. Quá trình này giúp kính có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt. Vì vậy nên ít bị vỡ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột như kính thường. Đồng thời cũng như chịu va đập cao nên an toàn hơn khi sử dụng. Khi vỡ kính cường lực sẽ vỡ thành từng mảnh nhỏ li ti. Nó sẽ không vỡ thành những miếng sắc nhọn như kính thông thường.

Các sản phẩm được ứng dụng từ kính cường lực như: Vách ngăn kính, kính hộp, kính dán, tường kính, cửa kính cách âm, cách nhiệt, bàn ăn kính,….

Kính hộp

Kính hộp là sản phẩm kính xây dựng có cấu tạo gồm 2 hay nhiều lớp kính được ghép lại thành hình hộp. Ở giữa được bơm khí trơ như khí Agron (Ag) hoặc Nito (N2). Lớp này để bảo vệ các lớp phủ trên kính không bị ăn mòn bởi môi trường. Các hạt hút ẩm có tác dụng hút không khí bên trong để tăng tuổi thọ cho kính. Nó được ngăn cách bởi các thanh nhôm. Kích thước và mẫu mã của kính hộp rất đa dạng. Nó có thể ghép cùng 1 loại kính với nhau hay ghép nhiều loại kính để tăng hiệu năng

kính xây dựng gia công thành kính low e đóng hộpHình ảnh kính Low E đóng hộp

Kính dán

Kính dán hay còn được gọi là kính an toàn gồm từ 2 lớp kính trở lên được dán lại với nhau. Các lớp kính được dán bằng keo hoặc lớp phim PVB. Lớp phim PVB có nhiệm vụ gắn 2 hoặc nhiều lớp kính lại với nhau. Thiết kế này để tăng độ dày và tính an toàn cho tấm kính. Khi bị vỡ, kính dán sẽ không tạo thành các mảnh vỡ sắc nhọn mà sẽ dính chặt vào lớp màng PVB.

kính dán xây dựng nhiều màu sắcHình ảnh kính dán an toàn với màu sắc đa dạng

Vách ngăn kính

Là một dạng của kính dán, kính hộp hay kính thông thường,.. Nó chủ yếu để ngăn cách không gian theo nhu cầu và sở thích thiết kế của mỗi người.

ứng dụng kính xây dựng làm vách ngăn kínhHình ảnh vách ngăn kính phòng họp

Tường kính, vách kính mặt dựng

Đây là hệ gồm các tấm kính khổ lớn được nối ghép với nhau bằng hệ khung nhôm cao cấp. Nó thường được kết hợp với kính phản quang hay kính tiết kiệm năng lượng. Sử dụng lắp đặt trong các tòa nhà lớn, trung tâm thương mại, nhà phố… Đó là lý do loại kính xây dựng này được sử dụng phổ biến.

mặt dựng công trìnhHình ảnh mặt dựng kính công trình

Kính tiết kiệm năng lượng

Tương tự như kính phản quang tuy nhiên có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Nó được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại của CHLB Đức. Giúp ngăn cản đến 99% tia UV, giúp tiết kiệm điện năng làm mát lên đến 45%. Giúp ngôi nhà và công trình của bạn mùa đông thì ấm và mát vào mùa hè. Kính tiết năng lượng với hai dòng sản phẩm chính là kính Low E và Kính Solar Control.

Video giới thiệu kính Low E và kính Solar Control sản xuất tại công ty Kính Nổi Viglacera

Để tăng hiệu năng của kính tiết kiệm năng lượng chúng ta có thể gia công kính bằng cách cường lực hay ghép hộp, ghép dán. Tạo thành kính dán để đảm bảo an toàn và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Gương

Là một vật thể có bề mặt phản xạ khá tốt. Loại gương quen thuộc nhất là gương phẳng , có bề mặt là dạng phẳng và đơn giản được sản xuất từ kính trắng(kính xây dựng) được phủ một lớp kim loại mỏng như bạc, nhôm hay đồng.

gương nhôm Viglacera. Sản phẩm gia công từ kính xây dựngHình ảnh gương nhôm thương hiệu Viglacera

Hiện nay kính xây dựng nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia tràn vào thị trường Việt Nam với chất lượng và giá cả khác nhau. Tuy nhiên, kính xây dựng Việt Nam vẫn luôn tự tin đủ sức cạnh tranh với chất lượng cao sẽ là sản phẩm uy tín và đáng tin dùng. Với nhiều đại lý kính xây dựng tại Tp.HCM và trên cả nước cung cấp và gia công kính xây dựng giá rẻ và hợp lý nhất sẽ giúp cho mọi người dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn.

Với bài viết này hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thể phân biệt các loại kính trong xây dựng hiện nay để dễ dàng lựa chọn loại sản phẩm phù hợp cho công trình và nhà ở của mình nhé!

 

 

Hãy liên hệ
với chúng tôi
CÔNG TY KÍNH NỔI VIGLACERA
image
KSX Tân Đông Hiệp - P. Tân Đông Hiệp
TP. Dĩ An - Bình Dương
image
84 274 3740 902 -- Fax: 84 274 3740 901
image
HOTLINE: 0931 555 277
icon-scoll-down Cuộn lên
Liên Hệ
Call Now Button