
Earth House là công trình nổi danh của kiến trúc sư Tomohiro Hata vào năm 2018. Công trình ấn tượng không chỉ vì lối kiến trúc độc đáo kết hợp giữa kính và cây xanh mà còn truyền tải khái niệm kiến trúc mới: kiến trúc tài sản xã hội.
Kính và cây xanh là 2 nguồn cảm hứng “bất tận” cho các kiến trúc sư đeo đuổi phong cách Eco. Tuy nhiên, để có cho mình được công trình độc đáo, kiến trúc sư Tomohiro Hata đã biến 2 nguyên liệu đó tác phẩm nghệ thuật “có 1 không 2”.
Cấu trúc “có 1 không 2” của Earth House
Giới thiệu về công trình kính và cây Earth House
Công trình Earth House ra đời vào năm 2018. Diện tích của mảnh đất rộng khoảng 239m2. Kiến trúc sư Tomohiro Hata mong muốn xây dựng Earth House như những hệ sinh thái riêng biệt. Từng lớp đất của tòa nhà sẽ là các hệ sinh thái khác nhau.
Những hệ sinh thái được tạo ra có đầy đủ nắng, gió và cây xanh. Công trình có lớp trên lớp dưới chồng chéo lên nhau, không tuân theo bất kỳ quy luật nào. Để từ đó, khi nhìn từ dưới lên trên, ta sẽ cảm nhận được sự tự do, khoáng đạt của công trình. Khoảng không chính giữa Earth House như bầu trời cao rộng, thẳng tắp.
Mỗi tầng là hệ sinh thái khác nhau
Để làm được điều này, các kiến trúc sư đã sử dụng cấu trúc ba trạc. Đây là cấu trúc được lấy cảm hứng từ cây xanh. Ba cột thép cứng đem lại kết cấu bền vững. Các cột này phân định không gian thành các khoảng lớn để kiến trúc sư tự do phát triển theo ý thích.
Cấu trúc tự do, có thể phát triển theo ngẫu hứng cá nhân
Kính và cây xanh trở thành những vật liệu thẩm mỹ chính cho công trình. Cây xanh sẽ gắn kết hệ sinh thái thiên nhiên vào đời sống thường nhật của con người. Từ dó, công trình đem tới sự dịu mát giữa đô thị vô hồn.
Cây xanh và kính xuất hiện mọi lúc mọi nơi, thổi hồn vào công trình
Earth House – Công trình kính và cây xanh của thời đại mới
Earth House tượng trưng cho một thời đại mới. Thời đại con người biến chính từng tầng từng lớp công trình của mình ngang giá trị của nhà tại mặt đất. Các cấu trúc nhà sẽ hướng tới sự linh hoạt và đa nhiệm hơn. Các tòa nhà có thể xây cao ”không giới hạn”. Nếu điều này được thực hiện, ta có thể thay đổi chức năng, nâng cấp chính các công trình đã có. Để từ đấy biến các công chính đó thành nơi sinh sống “mang tính xã hội”. Chủ đầu tư sẽ thực sự có thể khai thác triệt để không gian, diện tích đất sử dụng. Về lâu dài, cách làm này sẽ kéo dài tuổi thọ của các công trình.
Cấu trúc không gian “không giới hạn”, liên kết với nhau
Kiến trúc của sự tự do, khoáng đạt, tận dụng triệt để diện tích
Kết cấu kính và cây xanh vô cùng đắt giá của Earth House như một “cú hích” mạnh mẽ cho các kiến trúc sư Nhật Bản trong năm 2018. Để từ đó, giới kiến trúc sư Nhật luôn khao khát tìm tòi và phát triển ý tưởng kiến trúc xã hội lên một tầm cao mới. Hy vọng với sự phát triển này, các kiến trúc sư Nhật nói riêng và giới kiến trúc sư thế giới nói chung sẽ đem lại những bước tiến lớn lao cho ngành xây dựng trong tương lai.