
Sử dụng vật liệu cách nhiệt là giải pháp hiệu quả cho các gia đình trong những ngày hè oi bức, nóng nực. Với công dụng cách nhiệt hiệu quả top 9 loại vật liệu sau đây sẽ giúp điều hòa không khí trong ngôi nhà, giúp ngôi nhà luôn mát mẻ mà không cần đến điều hòa nhiệt độ.
Vật liệu cách nhiệt là gì? Tại sao cần dùng vật liệu cách nhiệt?
Vật liệu cách nhiệt là những vật liệu có hệ số dẫn nhiệt nhỏ hoặc không dẫn nhiệt. Hệ số của các vật liệu này thường dưới ≤ 0.157w/m.oC.
Vật liệu cách nhiệt được sử dụng để ngăn chặn và giảm tải tối đa sự truyền nhiệt giữa 2 hay nhiều vật liệu với nhau trong các công trình xây dựng, các ngành công nghiệp và trong công trình nhà ở.
Vật liệu cách nhiệt tất nhiên có khả năng cách nhiệt hiệu quả nhưng ngoài ưu điểm vượt trội này, các loại vật liệu cách nhiệt còn có những ưu điểm khác như:
- Chống nóng từ môi trường bên ngoài đến không gian bên trong
- Ngăn chặn bức xạ nhiệt, tia UV có hại với làn da và sức khỏe
- Chống tiếng ồn
- Tiết kiệm chi phí (các hóa đơn về điện năng tiêu thụ hộ gia đình hoặc công nghiệp)
- Giảm sự thất thoát nhiệt độ của môi trường bên trong ra ngoài
- Vật liệu thân thiện với môi trường,…
Top 9 loại vật liệu cách nhiệt phổ biến trong xây dựng
Tấm cách nhiệt XPS
Tấm XPS được làm từ các phân tử Extruded Polystyrene khép kín. Sản phẩm có độ cứng cơ học vượt trội, vì vậy chúng là vật liệu không thể thiếu trong công trình xây dựng đặc biệt là các công trình cách nhiệt.
Tấm XPS có độ dẫn nhiệt là 0.0289w/m.k. Vì vậy sản phẩm là vật liệu cách nhiệt rất hoàn hảo. Ngoài ra, sản phẩm có độ bền cơ học cao nhờ tính ổn định trong cấu trúc vật lý. Vì vậy chúng có tuổi thọ khá cao (Trên 50 năm).
Tấm xốp EPS
Tấm xốp cách nhiệt là loại vật liệu có kích thước rất nhẹ. Sản phẩm xốp cách nhiệt EPS được cấu tạo từ các hạt EPS được kích nở trong nhiệt độ cao, sau đó được đúc khuôn tạo thành những khối sản phẩm lớn.
Tấm xốp EPS có hệ số dẫn nhiệt thấp, có thể làm việc trong nhiệt độ từ -20 độ C – 75 độ C. Do đó có khả năng giữ nhiệt hiệu quả trong thời gian dài.
Khả năng truyền nhiệt không kém phần nổi trội, sản phẩm có khả năng dẫn nhiệt rất thấp nên chính vì vậy mà có khả năng cách nhiệt hiệu quả.
Bông thủy tinh
Bông thủy tinh có khả năng cách nhiệt lên đến 97% và có thể chịu được nhiệt độ cao đến 350oC. Ngoài ra vật liệu này còn có khả năng cách điện, chống ồn khá tốt. Ngoài ra, vật liệu này còn có độ đàn hồi tốt và bề mặt mềm mịn. Đây cũng không phải là vật liệu dễ cháy nên đảm bảo hạn chế được các nguy cơ hỏa hoạn hay cháy nổ, cháy lan cho công trình.
Bông gốm Ceramic
Bông gốm ceramic là loại vật liệu cách nhiệt cao hay còn gọi là ceramic fiber có thành phần cấu tạo cơ bản alumino silic dioxit hợp chất của silic dưới sợi sa thạch hoặc thạch anh.
Sản phẩm bông gốm chịu nhiệt được cực kì cao nó được tạo ra để nhằm phục vụ, cho các dự án cách nhiệt cực nóng ngọn lửa trực tiếp lên đến 1800℃ là loại sản phẩm được làm từ sợi gốm, có khả năng cách nhiệt cao lên tới 1430℃.
Bông khoáng Rockwool
Nguyên liệu chính để sản xuất bông sợi khoáng Rockwool chính là khoáng chất bazan, quá trình sản xuất bắt đầu từ việc nóng cháy đá núi lửa ở 1500 độ C. Các đá nóng chảy sau đó được kéo thành sợi giống như len và được thêm chất kết dính và các thành phần không thấm nước.
Sản phẩm bông khoáng Rockwool không bắt lửa với nhiệt độ nóng chảy lên đến 850oC vì vậy vật liệu này đặc biệt thích hợp cho việc cách nhiệt, chống cháy và giảm âm/ cách âm.
Bông Polyester
Bông Polyester là vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt, không bắt lửa nên được dùng trong những ứng dụng chống cháy. Chúng không mùi, không gây ra bụi li ti và an toàn với sức khỏe con người.
Tôn chống nóng
Tôn chống nóng là sự kết hợp của tôn lạnh mạ màu với một lớp cách nhiệt Polyurethane (PU) cùng với một lớp lót tại mặt dưới để tăng tính thẩm mỹ. Sự kết hợp này đã tạo ra một loại vật liệu lợp mái có khả năng chống nóng công trình cực kỳ cao cùng với độ bền, gọn nhẹ và giá trị thẩm mỹ cao.
Sơn chống nóng
Sơn chống nóng là loại sơn cách nhiệt có thành phần phản quang, cấu trúc của tinh thể theo dạng lớp, tầng và có khoảng trống ở giữa. Chính điều này tạo nên khả năng cách nhiệt, phản quang, làm giảm nhiệt độ trong nhà, tiết kiệm chi phí điện năng, chống ẩm mốc và rỉ sét…
Sơn chống nóng thường được sơn trên những bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như mái tôn, tường ngoài nhà, sân thượng…
Túi khí cách nhiệt
Cấu tạo của túi khí cách nhiệt gồm lớp nhôm nguyên chất phủ lên lớp nhựa tổng hợp có chứa túi khí. Trong đó, lớp nhựa tổng hợp chứa túi khí có tác dụng ngăn chặn tán nhiệt và tỏa nhiệt nhanh và lớp nhôm nguyên chất phủ bên ngoài có tác dụng phản xạ nhiệt.
Khả năng cách nhiệt của túi khí lên đến 95 – 97% và cách âm 60 – 70%. Ngoài ra túi khí còn gây ấn tượng khi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội: nhẹ, thẩm mỹ, dễ dàng lắp đặt sử dụng, giá thành rẻ,…vì vậy được ứng dụng rất nhiều trong các công trình nhà ở.
Trên đây là 9 loại vật liệu cách nhiệt phổ biến nhất trong xây dựng. Tùy vào nhu cầu sử dụng và ngân sách của mình bạn có thể chọn loại vật liệu cách nhiệt phù hợp nhất cho công trình sắp tới nhé!